Tính tới nay, Việt Nam đã trải qua đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Sau khi triển khai tiêm vaccine diện rộng đạt tỷ lệ cao, CP đã nới lỏng, cho phép mở lại các dịch vụ không thiết yếu một cách hạn chế. Tưởng chừng việc kinh doanh quán giải khát như cafe, trà sữa, trà chanh… sẽ có lối ra.

Tuy nhiên, với những thông tin gần đây thì các chủ quán cần chuẩn bị tâm lý đón đợt dịch thứ 5. Bởi hiệu quả của vaccine có vẻ không được như mong đợi khi các ca lây nhiễm ngoài cộng đồng vẫn tăng đều từng ngày.

giải pháp cho quán cafe mùa dịch

Không quá khi nói rằng 100% các quán cafe, trà sữa, trà chanh chính là một trong những mô hình kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều nhất. Dù là phong tỏa hoàn toàn hay cho mở cửa hạn chế thì doanh thu đều giảm xuống thậm tệ. Những chủ quán may mắn, nhiều kinh nghiệm hơn thì cố gắng duy trì mức lợi nhuận quanh mốc 0, còn lại phần lớn đều thua lỗ.

Trong bài viết này, chúng ta không đi tìm câu trả lời cho việc khi nào đại dịch chấm dứt hay khi nào thì hàng quán cafe, trà sữa thực sự được hoạt động trở lại bình thường. Với cách chống dịch kém hiệu quả và không nhất quán hiện nay, có lẽ các chủ quán cần đi tìm giải pháp bán hàng mùa dịch hơn. Vậy, bạn hãy tham khảo các giải pháp cho quán cafe, trà sữa mùa dịch và tối ưu lại quy trình kinh doanh của mình nhé…

Bán hàng mùa dịch bệnh: Tối giản menu

tối giản menu cho quán cà phê

Doanh thu đi xuống đồng nghĩa với việc lượng nguyên liệu pha chế tiêu thụ ít đi. Điều này những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu pha chế như Vua Pha Chế nắm rõ hơn ai hết. Giải pháp nhiều chủ quán đưa ra đó là nhập ít hàng đi để bán cầm chừng. Tuy nhiên, giải pháp này chưa hoàn toàn tối ưu. Các chủ quán có thể tham khảo việc tối giản menu. Giữ lại các món best sell mà khách hàng yêu thích (hãy xem trong phần mềm bán hàng). Việc này sẽ giúp tiết kiệm tối đa nguyên liệu pha chế, đảm bảo chất lượng đồ uồng, cũng như tối ưu quy trình cho nhân sự (yếu tố sẽ bàn tới phía dưới)…

Ví dụ: lược bỏ 1 số món nước ép, sinh tố, hoa quả doanh số thấp nhất. Điều này sẽ tránh làm hỏng nguyên liệu do để lâu, tiết kiệm tối đa trong thời buổi dịch bệnh mà vẫn đảm bảo đồ uống được pha từ những nguyên liệu tươi mới.

>>Xem thêm: Những sai lầm khi xây dựng Menu cho quán cà phê, trà sữa

Giải pháp cho chủ quán mùa dịch: Cắt giảm nhân sự

Doanh số giảm xuống đồng nghĩa với việc khách hàng giảm, khối lượng công việc ít đi. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể cắt giảm nhân sự nhằm duy trì doanh thu đủ để quán vận hành trong thời điểm dịch bệnh khó khăn.

cắt giảm nhân sự quán cà phê mùa dịch

Điều này nghe có vẻ “nhẫn tâm” bởi nhiều nhân viên vốn đã gắn bó lâu và có tình cảm. Những nếu đã định vị bản thân là người kinh doanh, hãy gạt bỏ những yếu tố cảm xúc đó. Tập trung mọi nguồn lực để duy trì quán. Cũng đừng quá đặt nặng vấn đề này, bởi rất “hiếm” người sống dựa vào công việc này, phần lớn là sinh viên, học sinh đi làm thêm. Nên họ cũng không ảnh hưởng quá nhiều nếu buộc phải tạm dừng công việc hiện tại.

Case study: Vua Pha Chế trong đợt dịch thứ 4 đã lựa chọn cắt giảm 1/2 số lượng nhân viên sale. Tất cả các nhân viên ít hiệu quả hơn đều được giải quyết mọi chế độ rõ ràng và nhận thêm khoản “trợ cấp” để nghỉ việc một cách thoải mái nhất. Tất cả đều hiểu điều này là bắt buộc.

>>Download miễn phí: Trọn bộ tài liệu dành cho chủ quán cà phê, trà sữa.

Bán quán giải khát mùa dịch Covid: Cắt giảm giờ làm

giải pháp cho quán trà sữa cà phê mùa dịch
Cắt giảm giờ làm do lượng khách tụt giảm

Thêm một giải pháp mà các chủ quán có thể áp dụng nhằm “bóp” quỹ lương xuống. Tất cả các quán cafe, trà sữa đều đang trả lương nhân viên theo giờ. Bởi vậy, để cắt giảm bớt chi phí, hãy chia lại ca làm thành các ca ngắn hơn. Có 2 yếu tố mà bạn cần đảm bảo khi chia ca:

  • Luôn có số người tối thiểu tại quán.
  • Các ca làm phải nối tiếp nhau.

Gợi ý: Hãy thực hiện giải pháp cắt giảm giờ làm này với vị trí là nhân viên phục vụ. Bởi nhân viên pha chế hoàn toàn có thể đảm nhận các đầu việc đơn giản khác cùng lúc khi mà lượng khách là không nhiều. Biện pháp tối giản, rút gọn menu mùa dịch đã nêu trên cũng nhằm đảm bảo quy trình phục vụ đơn giản với điều kiện ít nhân sự.

Đẩy mạnh bán online

bán hàng online quán cà phê mùa dịch bệnh

Đừng ngần ngại bỏ ra chi phí để “trải chuốt” lại các kênh bán hàng online của quán. Một chút ngân sách cho quảng cáo, hình ảnh, seeding comment, review…sẽ giúp doanh số của quán cafe, trà sữa, trà chanh đi lên. Số lượng người dùng trên các ứng dụng Now (Shopeefood), Grabfood, Baemin… là cực kỳ lớn. Vậy thì đừng ngại “đứng trên vai người khổng lồ”.

Thậm chí nếu phải bán lỗ, bán hòa vốn trên các app cũng không phải lựa chọn tồi. Đằng sau đó sẽ là một lượng khách hàng không hề nhỏ ghé tới quán của bạn.

Đa dạng hóa sản phẩm theo hướng take away

bán hàng take away cho cửa hàng cà phê mùa dịch covid

Hãy xây dựng các món đồ uống bán mang về chất lượng. Luôn tìm cách đa dạng hóa sản phẩm để trở thành duy nhất. Bạn sẽ thu lại kết quả không ngờ đó.

Ví dụ: Bán cà phê đóng chai mang về. Thậm chí bán các set trà sữa mang về để khách hàng tự pha chế tại nhà…

Trên đây là 5 giải pháp cho chủ quán cà phê, trà sữa bán hàng mùa dịch bệnh. Tùy vào loại hình cũng như quy mô của quán hãy thử áp dụng các cách này cho mô hình của mình nhé. Chúc các bạn sớm tìm ra giải pháp tối ưu nhằm duy trì cửa hàng của mình vượt qua mùa dịch này.

Và đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.