Ở các series về kinh nghiệm kinh doanh nguyên liệu pha chế, Vua Pha Chế đã giải đáp rất nhiều câu hỏi liên quan tới lĩnh vực kinh doanh, buôn bán nguyên vật liệu pha chế như: nguồn vốn để mở cửa hàng bán nguyên liệu pha chế, các hình thức kinh doanh nguyên liệu pha chế phổ biến nhất hay những tiêu chí lựa chọn nguồn hàng nguyên liệu pha chế cho người mới tập kinh doanh…vv…Như vậy liệu đã đủ để thành công trong lĩnh vực vốn nhiều biến động này?
Câu trả lời là chưa đâu nhé! Chưa chắc bạn sẽ thành công với việc buôn bán nguyên liệu, vật liệu ngành đồ uống nhưng những sai lầm khi kinh doanh nguyên liệu pha chế dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn, ít nhất hãy tránh các sai lầm thường gặp này để tiết kiệm thời gian và tiền bạc của mình nhé.
Mục lục
Sai lầm 1: Trưng này nhiều mặt hàng pha chế nhưng thiếu sự tinh tế trong cách bài trí.
Thực tế có rất nhiều anh/chị kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, hàng tạp hóa nhầm lẫn giữa số lượng chủng loại sản phẩm (sự đa dạng) và số lượng hàng hóa. Điều này dẫn đến việc bày biện sản phẩm 1 cách vô tội vạ, các nguyên vật liệu được bày ra tràn lan, có bao nhiêu thì bày hết ra bấy nhiêu.
Sai lầm này dễ khiến cửa hàng của bạn giống như 1 cái kho hơn là 1 cửa hàng. Thậm chí, nhiều chủ cửa hàng còn bày biện hàng hóa rất hỗn độn, không khoa học theo mã hàng.
Kinh nghiệm trưng bày sản phẩm tạp hóa đó là: chỉ bày biện 3-5 sản phẩm mỗi chủng loại. Ví dụ: khu vực quầy hàng nguyên liệu trà sữa sẽ có khu vực riêng cho các loại bột sữa, trong đó mỗi loại bột sữa sẽ bày 3 gói. Riêng với các mặt hàng topping pha chế như thạch nha đam, trân châu các loại, thạch cá…là những sản phẩm có sức tiêu thụ cao và liên tục thì hãy bày biện số lượng nhiều hơn thông thường nhé. Ngược lại, những loại nguyên liệu có mức bán chậm thì bày ít đi nhằm lấy diện tích cho cửa hàng.
Sai lầm 2: Trưng bày các sản phẩm thiếu ngăn cách
Giá kệ được sử dụng để trưng bày các nguyên vật liệu sẽ không có ô hay vách ngăn. Ngoài việc phân loại hàng hóa theo nhóm sản phẩm lớn, thì mỗi sản phẩm cụ thể cũng cần có “không gian riêng”. Hãy cố tạo ra sự ngăn nắp, việc để các loại hàng hóa tràn lan sẽ làm rối mắt khách hàng. Tạo trải nghiệm mua hàng không tốt.
Nếu không có điều kiện thiết kế các ô hay vách ngăn, hãy đảm bảo răng việc trưng bày mỗi loại sản phẩm được cách nhau 3-4 cm.
Sai lầm 3: Không dán giá các mặt hàng nguyên liệu
Nhiều cửa hàng nguyên liệu pha chế hiện nay có máy tính và thiết bị hỗ trợ quét mã và giá sản phẩm khi thanh toán cho khách hàng. Điều này loại bỏ hoàn toàn những sai sót về giá sản phẩm. Tuy nhiên, việc không dán giá trực tiếp lên các kệ hàng cho mỗi loại nguyên liệu là sai lầm thường thấy ở nhiều cửa hàng nguyên liệu trà sữa, trà chanh.
Sai lầm này ảnh hưởng tới trải nhiệm mua hàng của khách hàng. Khiến họ luôn phải hỏi nhân viên về giá của sản phẩm, đặc biệt đối với các cửa hàng có diện tích rộng, khách hàng còn phải đi lại nhiều lần để hỏi được giá. Trong thời đại kinh doanh mà mọi thứ đều hướng đến sự tự động hóa, rút gọn tối đa quy trình. Việc dán giá để khách hàng tự chủ động mua hàng là điều cần thiết.
>>Xem thêm: Sai lầm của chủ quán khi chọn đơn vị cung cấp nguyên liệu pha chế
Sai lầm thứ 4: Chọn mở cửa hàng nguyên liệu ở những nơi khách hàng khó nhìn thấy
Nếu bạn rất mạnh về kinh doanh online thì chúc mừng vì bạn đã có riêng một thị trường với tệp khách hàng rộng lớn cho việc buôn bán nguyên vật liệu của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành kinh doanh nguyên liệu pha chế nói riêng hay bán hàng tạp hóa nói chung, phần lớn doanh thu tới từ khách hàng trong khu vực. Bởi vậy, mặt bằng để kinh doanh cửa hàng nguyên liệu pha chế cần đáp ứng đủ điều kiện dễ nhìn, bắt mắt và nằm trong khu vực nhiều quán trà sữa, trà chanh. Bạn không cần tìm các mặt bằng tại trung tâm đắt đỏ để thành công trong việc buôn bán nguyên vật liệu pha chế.
Sai lầm thứ 5: Bỏ qua các mặt hàng đông lạnh, các nguyên liệu phải có tủ bảo quản.
Nhiều chủ cửa hàng nguyên liệu nhận được lời khuyên bỏ qua các sản phẩm cần bảo quản bởi tủ đông, tủ mát. Điều này giúp chủ cửa hàng tiết kiệm được chi phí cơ sở vật chất cũng như tiền điện hàng tháng. Nghe thật hợp lý phải không?
Tuy nhiên, đây chính là sai lầm dẫn tới thất bại của việc kinh doanh nguyên liệu trà sữa, trà chanh. Lựa chọn bỏ qua các nguyên liệu cần tủ đông, tủ mát chính là bỏ qua những lợi thế cạnh tranh của mình.
Hãy nhớ rằng, bạn đang bán hàng cho phần lớn những người cũng kinh doanh như bạn, khách hàng của bạn cũng muốn tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. Bởi vậy, họ thường tìm đến những cơ sở, đơn vị kinh doanh nguyên liệu đảm bảo với đầy đủ các mã sản phẩm.
Đôi khi, sản phẩm có thể chênh lệch một chút về giá nhưng lại tiết kiệm rất nhiều tiền vận chuyển, thời gian công sức nên khách hàng sẽ chọn mua tất cả tại cùng 1 địa chỉ thay vì chia lẻ để mua nhiều nơi. Và cũng chính bởi lý do ít cửa hàng nguyên vật liệu pha chế chịu đầu tư tủ đông, tủ mát thì đây chính là cơ hội và lợi thế cạnh tranh mà bạn có thể nắm lấy.
Tổng kết
Trên đây là những sai lầm cần tránh khi kinh doanh nguyên liệu pha chế, hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị cho các anh/chị, các bạn trong công việc kinh doanh của mình. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu đang có ý tưởng kinh doanh này, hãy điền thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá đại lý nguyên vật liệu pha chế tốt nhất: