Rất rất nhiều những bạn đã từng làm trong lĩnh vực này, sau một thời gian hoạt động đều phải lắc đầu than thở rằng nhân viên không gắn bó với họ, chỉ làm một thời gian là nghỉ, giờ loay hoay không tìm được người, mà các bạn cứ làm cứng tay thì lại bỏ quán.
Trước hết, mọi người cần chấp nhận một điều rằng, lương của các bạn hiện tại LÀ RẤT THẤP. Cứ tính thử xem, mức trung bình khoảng 18k/h x 8h x 28 công = 4.032k. Một con số khá khiêm tốn nếu so sánh với công việc khác. Đấy là lương ở mặt bằng chung trên phố, chưa kể tùy khu vực lương sẽ còn thấp hơn.
Mục lục
Bạn trả nhân viên bao nhiêu lương? Bạn có chế độ gì khác không?
Bạn có thể giải quyết bài toán lương cho nhân viên rồi đó.
Tiếp theo, đó là sự phụ thuộc.
Tại sao các chuỗi họ có thể nhân chuỗi được, vì họ có thể “văn bản hóa”. Họ sẽ văn bản hóa hết sức có thể những gì cần thiết, để sự phụ thuộc vào tính chất con người giảm xuống tối thiểu, từ đó hạn chế được việc phụ thuộc vào tay nghề và chất lượng của nhân viên. Đó là lý do vì sao nhân sự ngành này hiện nay lương thấp, vì bản chất các chuỗi biết cách đào tạo nhân sự rất nhanh, do họ có quy trình và văn bản rõ ràng, tránh việc nhân viên nghe tai nọ chui tọt sang tai kia, nên họ tuyển người nhanh và không yêu cầu cao đầu vào.
Còn quán của bạn thì sao??? Liệu có phải bạn đào tạo hoàn toàn theo bản năng, người đi trước dạy lại người vào sau, nhiều người cùng training nhân viên mới, dần dần thành tam sao thất bản. Nên chất lượng đồ uống và dịch vụ không còn được như ban đầu nữa.
Thứ ba, bạn nên nhớ ngành này có tính chất biến động nhân sự lớn.
Thứ tư, việc quản lý ổn định về nhân viên là một công việc CHƯA BAO GIỜ DỄ DÀNG.
Giải pháp
– Thứ nhất: Định giá sản phẩm và thương hiệu đúng đắn. Cạnh tranh về giá chỉ là một trong những phương pháp cạnh tranh thôi. Nếu tự tin về chất lượng dịch vụ mình mang lại, đừng ngại ngần định giá sản phẩm cao hơn một chút. Từ đó bạn có nguồn doanh thu tốt hơn, đủ đáp ứng một mức lương cao hơn. Khi tuyển dụng, bạn hỏi nhân viên tại sao tôi phải thuê anh? Nhưng đừng quên nhân viên cũng sẽ tự hỏi tại sao tôi phải làm cho anh? Trả một mức lương xứng đáng, bạn mới có quyền đòi hỏi họ chất lượng cao hơn các quán khác.
– Thứ hai: Tổ chức vận hành và quản lý khoa học. Như đã nói ở trên, hãy tìm mọi cách giảm thiểu các yếu tố phụ thuộc vào bạn, để nhân viên có thể tự làm được nhiều nhất có thể, nhất là với những cửa hàng định hướng lên chuỗi. Ngay cả việc đào tạo và quản lý, bạn cũng cần hệ thống hóa thành các tài liệu, văn bản để thưởng phạt phân minh, tránh việc nhân viên tị nạnh, đổ lỗi cho nhau. Hãy tìm cách quản lý doanh thu, chi phí và hàng hóa khoa học, để giảm thiểu tối đa rủi ro từ việc nhân viên gian lận.
– Thứ ba: Mười đồng lương không bằng một đồng thưởng. Một chế độ đãi ngộ tốt luôn có cơ hội giữ chân được nhân viên. Giảm quỹ lương cứng một chút, tăng quỹ thưởng một chút, là cách kích thích tinh thần làm việc của mọi người trong quán. Đừng đắn đo quá nhiều, bạn phải ngồi đặt bút xuống tính xem nếu thưởng A đồng mà doanh thu tăng được B đồng thì có đáng không? Cuộc sống là sẻ chia, kinh doanh cũng như vậy. Biết cách san sẻ cho nhân viên, bạn được nhiều hơn bạn tưởng, và hãy nhớ nhân viên mới là những người đi cùng bạn.
– Thứ tư: Gắn kết và tâm lý. Đây cũng là điều khó nhất trong việc quản lý con người, nó là kỹ năng mềm mà không phải ai cũng trang bị được, đòi hỏi người quản lý phải có tư duy tốt, hiểu tâm lý nhân viên, biết cách hòa giải và kết nối đội ngũ, biết vui có chừng, dừng đúng mực. Một người quản lý không chịu tương tác với nhân viên, lúc nào cũng tỏ ra “thượng đẳng”, ngoài việc bị ghét ra, có khi còn bị “chơi đểu” lúc nào không hay. Một nguyên tắc sống lẫn làm việc đó là “TỬ TẾ”.
Bài viết này có thể bỏ qua cho những mô hình kinh doanh nhỏ, gia đình tự làm, người nhà làm là chính. Tuy nhiên nếu bạn muốn nhiều hơn vậy, bạn hãy tham khảo. Đừng quên chia sẻ vì nó miễn phí.