Khái niệm 4P trong marketing có lẽ đã quá quen thuộc với những người làm kinh doanh. Tuy nhiên, với những anh/chị kinh doanh cafe, quán nước giải khát thì chưa thực sự hiểu, mặc dù có thể anh/chị đang làm marketing 4P cho quán của mình mà không biết.
Vậy cùng tìm hiểu 4P trong marketing cho quán cà phê, đừng lo vì những khái niệm marketing này, sẽ có cả castudy (ví dụ thực tiễn) của thương thiệu Starbucks để giúp anh/chị hiểu thật rõ và áp dụng cho cửa hàng cafe của mình…
Mục lục
4P trong marketing cho quán cafe là gì?
Khái niệm 4P Marketing được hiểu là truyền thông hỗn hợp (Marketing Mix) từ 4 yếu tố sau:
- Product (Sản phẩm): Bạn sẽ bán gì?
- Price (Giá): Giả sản phẩm bao nhiêu?
- Place (Địa điểm): Khách có thể mua hàng ở đâu?
- Promotion (Quảng bá): Khách nhận được thông tin sản phẩm qua kênh nào?
4P là viết tắt của chữ cái P của 4 yếu tố trên. Đây là điều cơ bản cần nằm được không chỉ với các chủ quán cafe mà còn là với bất cứ nhà làm kinh doanh nào. Nắm được 4P trong marketing cho quán cà phê sẽ giúp anh/chị kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Chi tiết 4P trong marketing cho cửa hàng đồ uống
Cùng đi sâu hơn vào từng yếu tố của Marketing 4P cho quán cafe để hiểu rõ hơn trước khi tới phần Case study hấp dẫn nhé,
Sản phẩm (Product)
Sản phẩm ở đây không chỉ là ly nước mà anh/chị đang bán mà nó bao gồm tất cả hàng hóa hữu hình và dịch vụ mà anh/chị cung cấp. Điều này có nghĩa ngoài đồ uống, chúng ta cần để ý tới: chỗ ngồi, chất lượng dịch vụ, quy trình phục vụ, quy trình thanh toán….v…v
Tóm lại, tất cả những giá trị mà chúng ta mang tới cho khách hàng đều được hiểu là sản phẩm.
Quy luật đơn giản của thị trường buôn bán chính là cung cấp giá trị và nhận về giá trị. Hiểu rõ và đầy đủ về khái niệm sản phẩm trong marketing 4P sẽ giúp chủ quán hoàn thiện được giá trị trao tới khách hàng, từ đó nhận lại thật nhiều giá trị tương xứng.
Giá cả (Price)
Giá cả luôn là yếu tố mang lại biến động mạnh nhất cho doanh số của cửa hàng cafe. Đừng bao giờ tin vào lới nói: “giá cả không thành vấn đề”. Đây là lời nói dối “lọt tai” nhất mà chủ quán được nghe. Có rất nhiều cách định giá khác nhau cho quán cà phê. Tuy nhiên hãy cân nhắc định giá sản phẩm theo các hạng mục sau:
- Cost/chi phí nguyên liệu tạo ra đồ uống.
- Chi phí mặt bằng.
- Chi phí điện nước.
- Chi phí nhân viên.
- Chi phí khấu hao tài sản, cơ sở vật chất
- …
Thông thường, giá đồ uống sẽ bằng 300% phần cost nguyên liệu tạo ra nó. Tùy vào quy mô quán cà phê, anh/chị có thể tăng/giảm 15-20% cho các khoản chi phí còn lại. Đó là cách đơn giản nhất để định giá đồ uống bán ra. Tuy nhiên, cũng cần định giá theo đối thủ hoặc theo trải nghiệm của khách hàng, điều này quyết định cửa hàng đồ uống của anh/chị có tồn tại và cạnh tranh được hay không? Sau đó, hãy nói tới chuyên lời lãi.
>>Xem ngay: Bộ kiến thực FnB chủ quán cần nắm rõ trước khi kinh doanh
Địa chỉ quán cà phê, địa điểm kinh doanh quán cafe (Place)
Địa điểm mà anh/chị sẽ lựa chọn để kinh doanh quán cafe chiếm tới 80%, quyết định về việc kinh doanh có thành công hay thật bại. Có một số câu hỏi chủ quán cần trả lời để lựa chọn địa chỉ quán cafe:
- Địa điểm đó có đông “khách hàng mục tiêu” của quán không?
- An ninh, cơ quan quản lý tại địa điểm đó làm việc như thế nào? Có thuận tiện cho việc kinh doanh cà phê không?
- Địa điểm mở quán có thuận tiện để khách hàng ghé qua mua hàng không?
- Sức mua online của khu vực đó như thế nào?
- …
Có nhiều anh/chị chủ quán thấy địa điểm có dân cư đông đúc, lưu lượng người qua lại lớn…từ đó đưa ra quyết định mở quán cafe, sau đó thất bại. Anh/chị cần phân biệt rõ việc có nhiều người và có nhiều khách hàng mục tiêu là không giống nhau.
Một yếu tố quan trọng không kém nữa đó là hành vi mua sắm online của khu vực có cao không? Chính đại dịch Covid-19 đã cho chúng ta thấy nhiều giá trị hơn về bán hàng online. Dù đó là với quán cà phê, trà sữa. Chọn được địa điểm kinh doanh có nhu cầu đặt đồ ăn, đồ uống online cao, giúp cho anh/chị có thêm nguồn thu cũng như kênh truyền thông cho quán.
Quảng bá cho quán cà phê (Promotion)
Quảng bá, xúc tiến là một bước vô cùng quan trọng để thúc đẩy doanh số bán hàng. Không chỉ với các thương hiệu giải khát lớn, mà ngay cả các cửa hàng nhỏ lẻ cũng cần quan tâm tới yếu tố Marketing 4P cho quán cafe này.
Chúng ta có thể tham gia các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên các app bán đồ uống online nhằm tạo ra nhận diện cho khách hàng, tăng tệp khách hàng mới cho quán. Ngoài ra, có thể tự lên các chiến dịch ưu đãi cho khách hàng cũ để tăng chất lượng dịch vụ….
Castudy Marketing Mix (4P) của thương hiệu cafe Starbucks
Sau khi đi qua lý thuyết về 4P trong marketing cho quán cafe, chúng ta cũng nên bắt tay vào các bài học trong thực tế để nắm bắt rõ hơn về nó. Trong phần này, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo chiến lược marketing mix 4p của Starbucks.
Tổng quan về Starbucks
Starbucks là chuỗi quán cafe hàng đầu thế giới, bắt đầu hoạt động từ năm 1971 bởi Howard Schultz với cửa hàng đầu tiên tại Seattle (Mỹ). Cho đến hiện tại, Starbucks đã nhân rộng đến hơn 17,000 cửa hàng của mình tại trên 50 quốc gia toàn thế giới, bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức,…
Starbucks bắt đầu “xâm nhập thị trường” Việt Nam vào năm 2013 với cửa hàng đầu tiên tại ngã sáu Phù Đổng, Q.1, TP.HCM.
Theo một thống kê về độ trung thành với các thương hiệu về đồ uống thì Starbucks lên tới 95%. Vậy chiến lượng 4P của họ ra sao để có thể chiếm được thứ hạng cao vậy. Hãy cùng xem qua 4 biến số của họ dưới đây nhé.
>> Xem thêm: Đón đầu mô hình Marketing SAVE cho quán cafe
Chiến lược sản phẩm Starbucks
Starbucks không người thay đổi sản phẩm của mình để phù hợp với khách hàng. Nếu bạn để ý, caffe của starbuck ở Việt Nam có vị ngọt hơn so với các quốc gia khác. Bởi vì người Việt ưa ngọt và không thích vị đắng như starbuck ở Châu Âu.
Chỉ dựa vào sản phầm cafe ban đầu Starbucks được chia ra theo 4 tiêu chí khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tín đồ cà phê trên toàn thế giới:
- Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê nguyên hạt, cà phê rang xay
- Độ rang: cà phê rang sơ (blonde), cà phê rang vừa (medium), cà phê rang kỹ (dark)
- Dựa trên độ caffeine: cà phê thường (chứa caffeine), và cà phê decaf (đã được loại bỏ caffeine)
- Dựa trên mùi vị: cà phê có vị và cà phê không có vị
Ngoài các sản phẩm bán quanh năm họ còn làm các sản phẩm bán theo mùa, sản phẩm giới hạn và sản phẩm cho lễ hội làm điên cuồng bao tín đồ.
Hiện nay, cafe, trà, bánh ngọt, đồ uống Frappuccino, smoothies và hàng hóa (cốc, cà phê hòa tan, …) đều là những sản phẩm chính của Starbucks.
Để có được sản phẩm đa dạng, hãng đã có một bộ phận chuyên nghiên cứu để chắc chắn rằng sản phẩm của họ luôn thu hút và hấp dẫn khách hàng tới thăm.
Chiến lược định giá starbucks
Bạn thấy rằng các sản phẩm của starbuck luôn có mức giá cao hơn bình thường. Nhưng tại sao khách hàng vẫn trung thành với thương hiệu cafe này? Hãy cùng xem chiến lược định giá của họ ra sao nhé!
Không nhắm vào giá cả Starbucks định vị mình là một thương hiệu cafe cao cấp. Chính vì thế, chắc chắn giá 1 cốc cafe của hãng này không hề rẻ. Hay nói cách khác, Starbucks áp dụng mức giá tầm trung bình – cao để mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng mục tiêu của họ.
Tuy nhiên sản phẩm của họ không phải lúc nào giá cũng cao. Starbucks tung ra chiêu bài khôn khéo – chỉ $1 cho một cốc cà phê không giới hạn số lần tiếp cà phê. Hay combo bữa sáng tiết kiệm chỉ $3.95. Điều này cạnh tranh trực tiếp với các chuỗi cafe trên thế giới, nhất là những khách hàng quan tâm nhiều về giá.
Thực ra chiêu về giá này khá đơn giản, nhưng vì định vị của họ là đồ uống cao cấp và được khách hàng ưa chuộng. Chẳng có lý do gì họ lại bán giá rẻ với sản phẩm này của mình.
Để tối đa lợi nhuận họ còn tăng giá của một số đồ uống hay kích cỡ đồ uống. Từ đó để khách hàng lựa chọn cốc to hơn mà vẫn thấy hời.
Đây chính là chiến lược đánh thẳng vào tâm lý và hành vi người dùng khi sản phẩm của họ giá trị và có thương hiệu.
Chiến lược phân phối của Starbuck
Trong những thời gian đầu thâm nhập thị trường, Starbuck bán cafe tại các cửa hàng của mình. Khi quen thuộc hơn với thị trường, từ đó mới bắt đầu mở rộng sang các kênh internet, các cửa hàng online.
Ngoài ra một số sản phẩm được phân phối thông qua các kênh bán lẻ. Hãng còn tạo ra các app cho phép khách hàng đặt sản phẩm thông qua ứng dụng công nghệ của họ.
Họ còn liên kết với các khách sạn, sân bay, cửa hàng cà phê cho dân công sở. Từ đó khiến thị trường của họ mở rộng, doanh thu tăng nhanh chóng và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đến nay, chiến lược phân phối của Starbuck là một thành công lớn. Starbucks đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng tạp hóa, trong đó có tận 33,000 cửa hàng tại Hoa Kỳ.
Chiến lược truyền thông của starbuck
Starbucks là nhãn hàng “chịu chi” cho các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mại, với nhiều hình thức đa dạng và sáng tạo.
Chúng ta có thể làm một phép so sánh đơn giản giữa 2 thương hiệu nổi tiếng là Starbucks và McDonald’s.
Trong năm 2017 khi McDonald’s đổ 727.7 triệu đô cho các hoạt động quảng cáo – truyền thông, thì Starbucks chỉ chi ra 16.6 triệu đô.
Số tiền còn lại họ tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, khuếch trương tên tuổi của mình. Cùng với đó là rất nhiều hoạt động truyền thông, khuyến mại khác như: in logo của hãng lên đồ dùng cá nhân như áo phông, cốc uống nước, hay bình giữ nhiệt.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về 4p trong marketing cho quán cà phê. Dù đang kinh doanh giải khát với quy mô lớn hay nhỏ, marketing 4P luôn là điều không thể thiếu trong việc phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh. Nếu anh/chị đang gặp bất cứ khó khăn nào khi kinh doanh quán cafe, trà sữa hãy liên hệ ngay Vua Pha Chế để được tư vấn. Đừng quên chia sẻ bài viết rộng rãi, để cộng đồng kinh doanh quán cafe phát triển hơn nhé.
Chúc anh/chị kinh doanh thành công.